• :
  • :
Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên nâng cao năng lực nghề nghiệp

Ngày 20-5, tại Hà Nội, Ban Quản lý chương trình ETEP (Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. 

 Quang cảnh tọa đàm. 

Để phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai mô hình bồi dưỡng mới thông qua chương trình ETEP. Cốt lõi của mô hình mới là chuyển từ hoạt động bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán tại địa phương và giảng viên chủ chốt của 8 trường đại học sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục. Thông qua chương trình ETEP, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được truy cập các chương trình bồi dưỡng thường xuyên và nguồn học liệu thông qua hệ thống công nghệ thông tin. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng hệ thống quản lý học tập trực tuyến. 60/63 sở giáo dục và đào tạo đã triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trên hệ thống này. 

Theo thông tin từ các địa phương, hiện nay, đã có hơn 30.000 giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán hoàn thành 6 mô đun bồi dưỡng, đạt hơn 105% so với mục tiêu. Đáng chú ý, đội ngũ giáo viên cốt cán đã hỗ trợ cho hơn 500.000 giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hoàn thành 5 mô đun bồi dưỡng, trong đó 96% số người học bày tỏ sự hài lòng. 

Các ý kiến tại toạ đàm đều khẳng định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp giáo viên phổ thông và giảng viên sư phạm nâng cao năng lực nghề nghiệp bền vững. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành nhu cầu thiết yếu, thành thói quen của nhiều nhà giáo. Các nhà giáo cũng tập trung thảo luận, chia sẻ các giải pháp khai thác hiệu quả học liệu để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn. 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên phổ thông nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Theo chia sẻ của đội ngũ giảng viên sư phạm, thông qua quá trình hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của giảng viên sư phạm được nâng lên. Thông qua đó, hiệu quả đào tạo sinh viên sư phạm theo hướng gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, với thực tiễn nhà trường cũng có nhiều chuyển biến. 


Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website